lợi ích và rủi ro khi em bé ngủ chung với ba mẹ
Giấc ngủ của bé

Sự Thật Về Lợi Ích Và Rủi Ro Khi Cho Bé Ngủ Chung

Cho bé ngủ chung là một trong những chủ đề gây ra nhiều tranh cãi. Dưới đây là điều bạn cần biết về những rủi ro khi cho bé ngủ chung, tại sao một số gia đình vẫn làm như vậy, cũng như những cách thay thế an toàn hơn.

Mục lục

Chủ đề cho bé ngủ cùng và chung giường dường như trở thành thách thức, bởi vì trong khi các tổ chức hàng đầu như Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) công khai phản đối việc thực hành này với trẻ sơ sinh, thì nhiều gia đình vẫn cho bé ngủ chung một số ít hoặc toàn thời gian.

Thật vậy, trong một số nền văn hóa cho con ngủ chung là hiển nhiên. Nhiều cha mẹ tin rằng những lợi ích có chủ đích của việc ngủ chung lớn hơn so với những rủi ro đã biết. Trong khi cha mẹ khác chỉ đơn giản nhận thấy ngủ cùng con không thuận tiện hoặc mong muốn được ngủ nhiều hơn.

Sự khác biệt giữa quan điểm chính thức của các chuyên gia và những gì cha mẹ thực sự làm có thể dẫn đến việc bác sĩ và cha mẹ không có cuộc trò chuyện chân thật. Đó là lý do tại sao cha mẹ phải trang bị cho mình những kiến ​​thức về việc cho con ngủ chung, cũng như nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối lo ngại liên quan đến giấc ngủ của con. Dưới đây là những điều tất cả các bậc cha mẹ nên biết về lợi ích cũng như rủi ro của việc ngủ chung với con.

1. Các nghiên cứu khoa học nói gì?

Có một sự thật phũ phàng là ngủ chung có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do tai nạn ở trẻ sơ sinh. Hướng dẫn về giấc ngủ an toàn của AAP cập nhật vào tháng 6 năm 2022 nêu rõ cha mẹ không bao giờ nên để con ngủ chung giường với mình do nguy cơ ngạt thở, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và các trường hợp tử vong khác liên quan đến giấc ngủ.

Nguyên tắc về giấc ngủ an toàn của AAP

AAP khuyến nghị trẻ sơ sinh nên ngủ một mình trên giường cũi hoặc nôi có bề mặt phẳng, nệm cứng kèm một tấm trải giường vừa vặn. Không được để bất kỳ vật dụng nào khác chẳng hạn như đồ chơi, thanh chắn cũi, chăn rời hoặc thiết bị định vị ở trong cũi.

Thật vậy, theo dữ liệu do NPR tổng hợp vào năm 2018, một em bé thuộc nhóm nguy cơ thấp (nghĩa là không có bất kỳ tình trạng y tế nào cản trở việc thở hoặc các yếu tố rủi ro khác như sinh non) có 1 phần 16.400 khả năng tử vong do SIDS trên giường của cha mẹ. Khả năng này giảm xuống còn 1 phần 46.000 khi ngủ trên cũi riêng trong phòng của cha mẹ. 

Hơn nữa, một đánh giá năm 2021 về rủi ro khi ngủ chung từ Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoàng gia ở Anh cho thấy rủi ro cao hơn khi:

  • Cho bé ngủ chung trên ghế sofa so với giường
  • Em bé dưới 98 ngày tuổi
  • Cho bé ngủ chung tất cả mọi đêm so với một số đêm
  • Nếu người lớn ngủ chung đã uống rượu
  • Nếu người lớn ngủ chung đã hút thuốc

Chỗ em bé ngủ, dù chung với cha mẹ hay ngủ một mình đều có tác động đáng kể đến sự an toàn của trẻ. Ví dụ, nơi tệ nhất để trẻ sơ sinh ngủ gật là trên đi văng, ghế bành, bề mặt mềm, sần sùi khác, tất cả có thể tạo ra các túi khí khiến trẻ khó thở. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi cho em bé bú ban đêm lúc cả cha mẹ lẫn em bé đều buồn ngủ.

em bé có nên ngủ chung với ba mẹ hay không

Em bé có nên ngủ chung với ba mẹ hay không?

Bác sĩ y khoa Lori Feldman-Winter - thành viên của lực lượng đặc nhiệm về SIDS, đồng tác giả của báo cáo AAP năm 2016 về hướng dẫn giấc ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh, cho biết: “Nếu bạn nghĩ rằng mình thậm chí có khả năng nhỏ nhất sẽ ngủ thiếp đi (trong khi bé ăn), thì hãy cho bé bú trên giường của bạn chứ không phải trên ghế sofa hoặc ghế đệm”. Bà nói thêm: "Nếu ngủ quên, ngay khi tỉnh dậy, hãy nhớ chuyển em bé sang giường của chúng".

Bất chấp những bằng chứng chỉ ra những rủi ro, nhiều gia đình vẫn cho bé ngủ chung. Trên thực tế, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) từ năm 2015, hơn một nửa số bà mẹ được khảo sát cho biết đã từng cho em bé ngủ chung. Vậy tại sao cha mẹ vẫn chọn cách ngủ chung với con? Cùng với chuẩn mực văn hóa nhất định, những lợi ích của việc ngủ chung được cho là thúc đẩy sự gắn kết, giúp trẻ cảm thấy an toàn và khiến việc cho con bú vào ban đêm trở nên dễ dàng hơn. Nhưng có bao nhiêu sự thật cho những khẳng định đó?

4. Tại sao cha mẹ chọn ngủ chung cùng em bé? 

Ngay cả khi các bác sĩ và tổ chức y tế hàng đầu khuyên không nên ngủ chung, một số cha mẹ vẫn chọn cách này vì những lợi ích dễ thấy như gắn kết và thuận tiện.

Từ quan điểm thực tế, việc ngủ chung quả thật mang lại nhiều sự tiện lợi: chung giường không chỉ giúp cha mẹ luôn ở gần để đáp ứng nhu cầu của em bé ban đêm, mà còn dễ dàng cho bé bú suốt đêm, ít bị gián đoạn giấc ngủ của chính họ nhất. 

em bé ngủ chung với bố mẹ có những lợi ích gì

Ngoài tính thực tế, cha mẹ có bản năng muốn ở gần con mình và tin rằng trẻ sẽ có cảm giác an toàn và hạnh phúc hơn khi ngủ cùng cha mẹ.

Thực sự có những lợi ích khi trẻ sơ sinh gần gũi với cha mẹ. Cynthia Epps, Th.s Khoa học, Nhà giáo dục về cho con bú được chứng nhận tại Pump Station ở Santa Monica, California cho biết: “Người mẹ có nhu cầu gần gũi với con mình theo bản năng”. Epps nói thêm: “Để em bé gần gũi, tiếp xúc da kề da sẽ giúp chúng bình tĩnh hơn. Và nó có thể củng cố mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con." 

Ngoài ra, còn có tiền lệ lịch sử và văn hóa cho việc thực hành giấc ngủ này. Trong nhiều thế kỷ, ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trẻ em ở mọi lứa tuổi đều ngủ chung giường với cha mẹ.

Một số gia đình còn cho bé nhỏ ngủ chung với bé lớn, khi những nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không còn là vấn đề. Ví dụ, Samantha Gadsden, một người hỗ trợ sinh ở Caerphilly, Wales, cho biết vẫn ngủ chung giường với ba đứa con của cô ấy, mặc cho Dịch vụ Y tế Quốc gia tại Vương quốc Anh (NHS) đã chia sẻ quan điểm của AAP về việc phản đối cho bé ngủ chung. 

3. Hạn chế của việc ngủ chung với em bé 

Lynelle Schneeberg, bác sĩ tâm lý học, giám đốc chương trình giấc ngủ hành vi tại Trung tâm Y tế Trẻ em Connecticut, nói với cha mẹ việc ngủ chung giường vời con hầu như luôn trở thành vấn đề trong gia đình vì nhiều lý do. Tiến sĩ Schneeberg cho biết giúp trẻ trở nên tự tin, ngủ độc lập quan trọng hơn bất kỳ tác động tích cực nào của việc ngủ chung. Trên thực tế, rủi ro khi ngủ chung vượt quá mức an toàn về thể chất.

Con không thể tự ngủ

Luôn có cha mẹ bên cạnh khi đi ngủ có thể hình thành "hội chứng khó bắt đầu giấc ngủ", còn được hiểu là luôn cần chỗ dựa khi ngủ, hoặc những thứ mà con không thể thiếu. Tiến sĩ Schneeberg chia sẻ: “Trẻ em cần học cách ngủ mà không có cha mẹ bên cạnh”.

Con thể hiện những hành vi lo âu

Ngoài việc cần chỗ dựa, một số trẻ còn mong đợi những tương tác như xoa lưng, vỗ nhẹ và được ôm để chìm vào giấc ngủ. Tiến sĩ Schneeberg giải thích: “Trẻ có thể bị chẩn đoán nhầm là lo âu vì khó đi vào giấc ngủ khi không có cha mẹ bên cạnh, đôi khi trẻ sẽ biểu hiện những hành vi lo lắng để thuyết phục cha mẹ ở bên cạnh khi đi ngủ”. 

Giờ đi ngủ nhất định không phù hợp với tất cả

Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cần thời lượng ngủ khác nhau, cũng như khung giờ đi ngủ của chúng cũng khác nhau. Tiến sĩ Scheeberg giải thích: Trong những gia đình ngủ chung giường, cha mẹ và con lớn thường trở mình xoay người sớm hơn so với thời điểm những em bé nhỏ cần làm vậy. Tình huống này dễ dàng trở nên khó chịu cho tất cả mọi người liên quan. 

Chất lượng giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng

Tiến sĩ Schneedberg giải thích, đặc biệt là những đứa trẻ ngủ không yên và hiếu động, chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của cha mẹ bằng cách đá hoặc đạp phá xung quanh. Cô ấy nói: “Tôi đã chứng kiến ​​nhiều gia đình, trong đó cha hoặc mẹ - thường xuyên nhất là người cha - cuối cùng phải ngủ ở một phòng khác hoàn toàn. Cha mẹ có con cái dễ trở nên kiệt sức vì giấc ngủ không yên của lũ trẻ hoặc nhu cầu của chúng khi tỉnh dậy."

Mối quan hệ của bạn có thể bị ảnh hưởng

Đối với nhiều cặp vợ chồng có con, buổi tối là khoảng thời gian duy nhất họ được ở một mình với nhau. Tuy nhiên, khi ngủ chung giường với con, chúng thực sự đang tách bạn ra khỏi người bạn đời của mình. Việc sắp xếp ngủ chung có thể dẫn đến hạn chế về thời gian hoặc không gian cho sự thân mật cho hai vợ chồng.

Tăng nguy cơ SIDS và ngạt thở

Và tất nhiên, đừng quên việc ngủ chung làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ hay đồ vật (như gối hoặc chăn) có thể vô tình lăn lên người em bé vào ban đêm, dẫn đến thương tích, ngạt thở hoặc tử vong. AAP cho biết việc ngủ chung đặc biệt nguy hiểm nếu em bé dưới 4 tháng tuổi, sinh non hoặc nhẹ cân. Nguy cơ cũng tăng lên nếu ai đó trên giường hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy, hoặc bề mặt ngủ chung quá mềm và có ga trải giường.

4. Các lựa chọn thay thế an toàn cho việc ngủ chung

Nếu đang cân nhắc việc ngủ chung với con mình, trước tiên bạn không nên ngại nói với bác sĩ những thắc mắc, lo lắng của mình về giấc ngủ của gia đình. Chẳng hạn, nếu bạn khó ngủ hoặc con bạn không chịu bú trừ khi chúng quấn lấy bạn cả đêm, bác sĩ sẽ đề xuất các cách có thể giúp ích.

Trên thực tế, có nhiều lý do khiến cha mẹ nên cân nhắc việc không ngủ chung vì luôn có những giải pháp khác an toàn hơn ngay từ đầu. Một trong những lựa chọn thay thế an toàn, đó là chia sẻ phòng. 

Mặc dù AAP đặc biệt khuyên bố mẹ không nên ngủ chung giường với trẻ sơ sinh, nhưng lại khuyến khích nên ở chung phòng với con. Điều này giúp trẻ gần gũi với cha mẹ trong cùng một phòng nhưng trên bề mặt ngủ an toàn của riêng chúng như nôi hoặc cũi. Cách này vẫn hỗ trợ việc cho con bú và cho phép cha mẹ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của con vào ban đêm mà cũng giảm các rủi ro liên quan đến việc ngủ chung.

Những lợi ích của việc chia sẻ phòng nhiều đến mức AAP khuyến nghị cha mẹ chia sẻ phòng với con trong 1 năm đầu đời hoặc tối thiểu là 6 tháng đầu đời.

em bé ngủ ngon giấc

Em bé vẫn cảm nhận được từ các hoạt động gắn kết, gần gũi về thể chất và tiếp xúc da kề da mà không cần ngủ chung giường vào ban đêm.

Nếu bạn lo lắng về việc nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết với con vào ban đêm, hoặc việc đặt con ngủ trong cũi hoặc nôi bằng cách nào là đang bỏ rơi con, bạn có thể hít một hơi thật sâu. "Vị trí ngủ không quan trọng bằng các mối liện hệ tình cảm - cách cha mẹ xây dựng sự gắn bó và yêu thương với con", James McKenna, Tiến sĩ, nhà nhân chủng học chuyên về trẻ sơ sinh và phát triển, đồng thời là giám đốc phòng thí nghiệm hành vi giấc ngủ của mẹ và bé tại Đại học Notre Dame ở Đại học Notre Dame, Indiana cho biết.

Có nghĩa là bạn vẫn tạo ra mối liên kết bền chặt và gắn bó an toàn với em bé của mình cho dù có ngủ chung hay không. Nếu đang ngủ chung giường vì cảm thấy như vậy con bạn sẽ dễ ngủ hơn, thì vẫn chưa quá muộn để bỏ thói quen này và nên giúp con bạn ngủ trên giường của chúng.

Bài viết liên quan

Mục lục×